12 mẹo sử dụng laptop giúp nâng cao, tăng tuổi thọ cho máy

1. Sử dụng và bảo quản máy

Bạn không nên để máy tính của mình ở gần nơi ẩm ướt hoặc bụi bẩn. Vì những bụi bẩn hoặc nước có thể làm giảm rất nhiều tuổi thọ của máy tính. Thậm chí máy có thể bị hỏng nếu dính nước hoặc máy có quá nhiều bụi bẩn bám vào quạt CPU.

Không nên để nước, café hoặc nước đá gần máy của bạn, máy của bạn có thể sẽ chết ngay sau đó.

Hãy tắt máy tính đi và đảm bảo nó đã được tắt hoàn toàn bởi vì nếu không tắt máy mà di chuyển máy, đầu từ của ổ cứng sẽ có sự rung động tác động lên bề mặt đĩa..

Không được để những vật nặng lên trên máy hoặc không được tỳ tay lên máy.

Không nên sử dụng những đĩa quang (đĩa CD, đĩa DVD) kém chất lượng hoặc bề mặt đĩa đã quá xước.

Bạn hãy cho máy vào một túi chống xốc để bảo nó được an toàn khi di chuyển máy  Một điều quan trọng nữa bạn nên nhớ là hãy để những vật cứng như chuột, Adapter, đồ mỹ phẩm… tránh xa ngăn để máy tính xách tay. Vì trong quá trình di chuyển, những vật cứng đó có thể va đập làm hỏng màn hình của máy.

Không nên để máy trên giường đệm, vì những khe thoát khí trên máy có thể bị che đi làm cho nhiệt lượng không được tỏa ra,  máy dễ sinh ra những bệnh “kỳ quái” như hay treo, tự tắt, chạy không ổn định…

Ngoài ra, những sợi bông nhỏ trên giường của bạn có thể bị hút vào những khe đó và bám và tấm tản nhiệt CPU, lâu ngày nếu không vệ sinh sẽ dẫn đến tình trạng “kỳ quái” như trên.

2. Sử dụng pin laptop hợp lý

Việc sạc pin và xả pin có thể định nghĩa như sau:

Sạc pin: Là thao tác máy tính xách tay được gắn nguồn điện (Adapter). Việc bạn bật máy hay không bật máy đều được định nghĩa là quá trình sạc pin.

Xả pin: Là thao tác máy tính xách tay sử dụng năng lượng điện từ pin gắn trên máy

Sạc laptop là một vấn đề rất quan trọng quyết định laptop của bạn có thực sự “sống thọ” được hay không. Với laptop mới mua, người sử dụng nên thực hiện các mẹo sạc pin để giữ cho pin laptop có tuổi thọ tốt hơn:

– Sạc pin lúc mới mua: sử dụng đến khi máy cạn pin, chờ khoảng 30-45 phút để pin và máy nguội rồi sạc liên tục khoảng 5-8 tiếng . Trong 3 lần sạc đầu tiên bạn nên lặp lại như vậy.

– Không nên vừa sạc vừa sử dụng. Việc này sẽ gây pin dễ chai nhanh hơn

– Không nên tháo pin khi sử dụng để đảm bảo nguồn điện không bị chập chờn

– Nên cân chỉnh lại đồng hồ đo dung lượng pin sau mỗi 3 tháng

– Không sử dụng pin đến cạn kiệt

3. Sử dụng nguồn điện laptop đúng cách

– Luôn sử dụng bộ chuyển đổi nguồn đi kèm theo máy. Không nên dùng những bộ Adapter không rõ xuất sứ, không rõ điện áp và không rõ dòng điện ra.

Vì việc sử dụng nguồn điện không tốt có thể dẫn đến việc máy chạy chập chờn, pin nhanh hỏng và thậm chí làm hỏng mạch điện của máy dẫn đến máy không hoạt động được.

– Không để Adapter gần những vật có từ trường lớn. Vì mạch điện của Adapter có thể bị hỏng do tác dụng của điện trường sinh ra từ các vật dụng ở gần.

– Khi bạn sử dụng Adapter, việc Adapter nóng lên và hơi ấm là hoàn toàn bình thường. Bạn không cần phải lo lắng vì điều này.

– Khi bạn thấy Adapter nóng lên một cách không bình thường hoặc quá nóng. Bạn hãy rút ngay nguồn điện ra và tắt máy đi

– Nếu Adapter của bạn bị hỏng, bạn không nên sửa chữa nó mà hãy mua một Adapter mới khác. Vì Adapter hỏng là do linh kiện đã bị lão hóa hoặc có lỗi trong việc sử dụng. Nên tốt nhất là bỏ nó đi và mua một cái  mới.

4. Mở màn hình đúng cách

Để thực hiện đúng cách, bạn hãy đóng/mở một cách nhẹ nhàng để tránh gây ra tình trạng đất cáp nối giữa mainboard và màn hình.

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, bạn nên mở màn hình ở một góc thích hợp trong khoảng từ 90o đến 120o là chuẩn nhất và như nói ở mục 2 bạn không nên đóng/mở màn hình nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.

5. Không nên mở đĩa CD/DVD bị trầy xước

Hầu như laptop nào hiện nay cũng được trang bị một ổ đọc CD/DVD cả, và nếu bạn cố tình cứ đưa những đĩa CD /DVD bị trầy xước vào để đọc thì bạn đã gián tiếp làm cho mắt đọc của ổ đĩa bị giảm tuổi thọ cũng như hiện tượng kén đĩa sẽ ngày càng tăng lên.

6. Giảm độ sáng màn hình, tắt các thiết bị không cần thiết

Nếu bạn tạm thời không sử dụng máy tính thì thay vì việc tắt máy để ở chế độ chờ, bạn nên điều chỉnh giảm độ sáng màn hình máy tính đi vì như nói ở trên việc tắt/mở máy liên tục sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của laptop.

Ngoài ra, cũng nên tắt các thiết bị khi không sử dụng đến như: mạng wireless, các kết nối USB,… và không nên dùng loa nghe nhạc bằng pin để tiết kiệm pin.

7. Bảo mật tránh tình trạng thất thoát dữ liệu

Bạn hãy đặt password cho máy tính của mình để tránh trường hợp người khác truy cập vào máy tính và sử dụng không được sự cho phép của bạn.

Việc đặt password còn giúp cho những người trong mạng nội bộ không thể truy cập vào máy của bạn để lấy đi những dữ liệu quan trọng trong máy tính.

8. Cài đặt và sử dụng ứng dụng cho laptop phù hợp

Khi tải và sử dụng các ứng dụng trên mạng về máy, hoặc đơn giản từ bộ nhớ ngoài như USB, máy tính dễ bị “dính” virut có hại gây ảnh hưởng đến dữ liệu của người sử dụng.

Vì vậy, bạn nên thật cẩn thận khi cài đặt và sử dụng các ứng dụng không có sẵn trên hệ thống.

– Luôn cài đặt phần mềm diệt virut để bảo vệ máy từ các nguy cơ tiềm ẩn

– Tắt máy khi không sử dụng

– Tìm hiểu cách cài đặt và gỡ bỏ phần mềm khi không sử dụng

– Chỉ cài đặt các phần mềm từ các trang uy tín, không download bất cứ file lạ nào trên web

– Sử dụng các phần mềm có bản quyền

9. Vệ sinh máy

Vệ sinh máy tính là một việc vô cùng cần thiết, tuy nhiên không phải ai cũng vệ sinh máy đúng cách, và việc vệ sinh máy thì người mới dùng lại càng gặp khó khăn hơn. Vậy làm sao để vệ sinh máy đúng cách?

Việc chăm sóc cho chiếc laptop cũng như việc bạn tôn trọng người bạn của mình vậy. Nếu người bạn đó khỏe mạnh mới có thể giúp đỡ được mình mọi lúc, mọi nơi.

Trước tiên bạn hãy chuẩn bị đầy đủ bộ dụng cụ để vệ sinh chiếc laptop của mình.

+ Bộ dung dịch làm sạch màn hình: là dung dịch dùng để vệ sinh màn hình và thâm máy.

+ Chổi quét bụi: là dụng cụ quét sạch bụi trên máy, trong các khe nhỏ.

+ Bóng thổi bụi: là dụng cụ dùng sức mạnh của hơi làm sạch bụi bẩn.

+ Khăn mềm: là dụng cụ lau hữu hiệu cho máy của bạn.

– Tiếp theo bạn hãy lên lịch làm sạch cho người bạn của mình, thời gian vệ sinh máy là 3 ngày/ 1 lần là tốt nhất.

– Bạn hãy tắt máy tính đi rồi mới tiến hành công việc vệ sinh. Sau đó dùng chổi và bóng thổi bụi để vệ sinh máy ở bàn phím, các khe hở dưới bàn phím.

– Khi vệ sinh bạn không nên xịt trực tiếp dung dịch làm sạch lên máy. Bạn hãy xịt dung dịch đó vào khăn mềm rồi lau trên màn hình, lau trên thân máy, sau đó vệ sinh các khe tản nhiệt và quạt gió cho máy tính của bạn.

Hãy đảm bảo việc vệ sinh máy được thường xuyên, để chiếc máy tính của bạn luôn được sạch và luôn như mới.

10. Chống ẩm cho máy

Độ ẩm sẽ gây chạm và làm hỏng các vi mạch bên trong máy tính của bạn vì thế:

– Đặt máy tính của bạn ở những nơi khô ráo

– Tránh việc ăn uống trước máy 

– Đừng để quên chiếc laptop của bạn ngoài trời.

11. Bảo trì máy

Trong thời gian bảo hành, việc bảo trì máy tính của bạn chỉ giới hạn ở khâu vệ sinh máy. Việc bảo trì máy gồm rất nhiều công đoạn như:

Phần cứng: vệ sinh bên ngoài, vệ sinh bên trong (đặc biệt là các khe tản nhiệt cho CPU, máy tính của bạn chạy chậm, nóng, hay treo thường xuất phát từ việc bụi bám quá nhiều vào các khe tản nhiệt của CPU này). Việc vệ sinh phần cứng bên trong không nên làm nếu máy của bạn vẫn trong thời hạn bảo hành.

+ Phần mềm: Kiểm tra lỗi hệ thống, nếu cần thiết đôi khi phải cài đặt lại hệ điều hành. Sau đó kiểm tra dữ liệu cài đặt phần mềm diệt virus và quét virus.

12. Bảo hành máy

Bạn là người mới sử dụng máy laptop, nếu do không may mắn, máy tính của bạn bị bệnh. Bạn phải mang máy tính của mình đi bảo hành, bạn hãy đọc những lời khuyên dưới đây để biết, và tránh các trường hợp xấu nhất nhé.

Công việc phải làm trước khi đem máy đi bảo hành

– Bạn hãy sao lưu tất cả dữ liệu trên máy vào một ổ cứng gắn ngoài hoặc một máy tính khác. Những dữ liệu của bạn sẽ không được đảm bảo khi bạn mang đến các trung tâm bảo hành.

Nếu có sự mất mát dữ liệu thì chính bạn là người phải lãnh lấy hậu quả đầu tiên vì vậy câu “cẩn tắc vô áy náy” hoàn toàn đúng trong trường hợp này.

– Vệ sinh máy thật sạch trước khi đem đến các trung tâm bảo hành.

– Bạn hãy chuẩn bị tất cả những giấy tờ, những phụ kiện cần thiết cho việc đi bảo hành máy.

– Trước khi mang máy đi bảo hành, bạn hãy cầm phiếu bảo hành lên và đọc kỹ mọi điều khoản trên phiếu bảo hành. Sau đó xem xét lại máy của mình và đưa ra sự so sánh đánh giá điều kiện bảo hành với lỗi mà máy của bạn đang bị.

Khi mang máy đến trung tâm bảo hành

– Thông báo rõ tình trạng lỗi của máy với nhân viên kỹ thuật, nếu được bạn hãy liệt kê ra một tờ giấy và dán lên máy.

– Bạn yêu cầu nhân viên kỹ thuật kiểm tra lại máy và thông báo rõ tình trạng lỗi của máy, thời gian được nhận lại máy.

– Kiểm tra kỹ các thông tin trên phiếu nhận bảo hành của trung tâm bảo hành và quan trọng hơn nữa là giữ phiếu bảo hành đó thật kỹ hoặc để vào một nơi an toàn tránh thất lạc.

Khi bạn nhận bàn giao máy bảo hành

– Kiểm tra kỹ tình trạng của máy khi nhận máy.

– So sánh lại các thông tin trên phiếu nhận với thông tin hiện tại của máy:

+ Thông tin kỹ thuật sản phẩm ( Model của sản phẩm ) .

+ Thông tin về số serial.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.