Nếu như bạn cần mua một chiếc máy tính tốt và phù hợp với nhu cầu hiện tại, khi đó hãy xem ngay bài viết về kinh nghiệm mua Laptop nào tốt mà mình đã chia sẻ trong thời gian gần đây.
Vô hiệu hóa System Restore
Vô hiệu hóa System Restore là biện pháp tốt để giải phóng bộ nhớ, tiến trình dưới nền của hệ thống. Để tắt System Restore trên Win 10, các bạn thực hiện như sau.
Bước 1. Các bạn nhấn Windows + E => nhấn chuột phải lên This PC => sau đó chọn Properties.
Bước 2. Cửa sổ mới hiện lên, các bạn nhấn chọn Advanced system settings => chọn tab System Protection trong cửa sổ mới (như hình bên dưới).
Ở đây, theo mặc định ổ đĩa hệ thống ở trạng thái kích hoạt chức năng System Restore.
Bước 3. Lúc này bạn nhấn chọn nút Configure => sau đó nhấn Disable system protection trong cửa sổ mới và nhấn OK để tắt tính năng System Restore.
Bước 4. Bây giờ bạn kiểm tra lại tab System Protection và thấy ổ C ở chế độ Off là OK.
Tắt các chương trình Startup
OneDrive là tính năng sao lưu đám mây được tích hợp vào Windows 10, và mặc định sẽ khởi động cùng hệ thống. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc máy tính Win 10 khởi động chậm và ngốn tài nguyên mạng Internet. Để tắt OneDrive khởi động cùng Win 10, các bạn làm như sau.
Bước 1. Bạn nhấn chuột phải lên Taskbar => sau đó chọn Task Manager (như hình bên dưới).
Bước 2. Trong cửa sổ Task Manager => các bạn chuyển sang tab Starup (như hình bên dưới).
Bước 3. Tiếp theo, bạn nhấn chuột phải lên OneDrive và chọn Disable (như hình bên dưới).
Để tắt các ứng dụng khởi động cùng Windows 10 khác, bạn thực hiện tương tự như trên nhé.
Vô hiệu hóa Windows Defender
Windows Defender là trình antivirus ổn định và miễn phí, tuy nhiên có thể sẽ gây nhiều bất tiện cho người dùng ưa thích sự thoải mái và tự do. Hơn nữa, Windows Defender luôn chạy dưới nền và gây tiêu tốn tài nguyên hệ thống. Vì thế, để tăng tốc Win 10 toàn diện bạn cần lưu ý vấn đề này. Để tắt Windows Defender, các bạn thực hiện như sau.
Bước 1. Bạn mở Windows Defender bằng cách vào Control Panel => Windows Defender (hoặc nhấn chuột phải vào biểu tượng Windows Defender => chọn Open).
Bước 2. Trong giao diện Windows Defender, các bạn nhấn chọn Settings (như hình bên dưới).
Bước 3. Trong cửa sổ cài đặt, các bạn chuyển từ trạng thái On thành Off của tất cả tùy chọn.
Tắt Windows Firewall trên Windows 10
Bước 1. Bạn nhấn Windows + S => tìm kiếm với từ khóa Firewall => sau đó nhấn chọn Windows Defender Firewall (như hình bên dưới).
Bước 2. Trong giao diện tường lửa, các bạn nhấn chọn mục Turn Windows Firewall on or off (như hình bên dưới).
Bước 3. Cuối cùng chuyển Off cả hai tùy chọn mạng Private và Public Network (như hình bên dưới) => và nhấn OK.
Tắt biểu tượng trong suốt và hiệu ứng đồ họa trên Win 10
Các hiệu ứng đồ họa sẽ rất đẹp mắt trên giao diện của máy tính cấu hình mạnh, nhưng với những PC & Laptop có cấu hình bình thường tới yếu thì đó là một cực hình. Để tăng tốc Windows 10 toàn diện thì bạn nên tắt tính năng này bằng cách sau.
Bước 1. Trên màn hình chính máy tính Win 10, bạn nhấn chuột phải chọn Personalize (như hình bên dưới).
Bước 2. Trong trang cài đặt, bạn chọn mục Colors => sau đó chuyển sang trạng thái Off của 2 tùy chọn.
- Show color on Start, Taskbar and Action Center
- Make Start, Taskbar, and Action Center Transparent
Nếu là Win 10 Pro thì chuyển Off trong tùy chọn Transparency effects, và bỏ tích trong hai tùy chọn
- Start, taskbar, and action center
- Title bars
Tăng hiệu suất hoạt động cho hệ thống
Để tăng cường hiệu suất hoạt động cho hệ điều hành Windows 10, các bạn thực hiện như sau.
Bước 1. Bạn nhấn Windows + E => sau đó nhấn chuột phải lên This PC => và chọn Properties (như hình bên dưới).
Bước 2. Giao diện mới hiện ra, bạn nhấn chọn Advanced system settings (như hình bên dưới).
Bước 3. Cửa sổ mới hiện ra, bạn chuyển sang tab Advanced => sau đó bấm nút Settings trong phần Performance (như hình bên dưới).
Bước 4. Trong giao diện mới, bạn chọn chế độ Adjust for best performance => sau đó nhấn OK.
Gỡ cài đặt chương trình không cần thiết
Một trong những yếu tố làm hệ thống chạy ì ạch chính là những phần mềm không cần thiết góp mặt trên Windows. Chúng chiếm rất nhiều không gian bộ nhớ, chạy ngầm gây tiêu tốn tài nguyên thậm chí gây xung đột phần mềm. Vì thế, để tăng tốc Win 10 tối ưu bạn nhất định phải xóa những ứng dụng không cần thiết hoặc ít khi sử dụng đến. Các bước thực hiện như sau.
Bước 1. Bạn vào Control Panel bằng cách nhấn Start Menu => tìm kiếm với từ khóa control panel => và nhấn chọn kết quả hiện ra.
Bước 2. Cửa sổ Control Panel hiện ra, bạn nhấn vào mục Unistall a Programs (như hình bên dưới).
Bước 3. Trong giao diện mới, các bạn nhấn chọn chương trình muốn gỡ cài đặt => sau đó chọn Uninstall/Change để xóa cài đặt phần mềm (như hình bên dưới).
Hoặc bạn có thể sử dụng các chương trình gở bỏ phần mềm tận gốc trên Windows 10 mà mình đã từng chia sẻ trong thời gian gần đây.
Kích hoạt chế độ ngủ đông
Hibernate là gì? Chế độ ngủ đông – Hibernate là tính năng hết sức hữu ích trên Windows. Chúng ta có thể sử dụng chức năng này trong trường hợp không dùng tới Laptop trong một thời gian dài mà không muốn đóng các tác vụ lại. Cách kích hoạt chế độ Hibernate như sau.
Bước 1. Bạn nhấn Windows + I => sau đó chọn mục System.
Bước 2. Trong cửa sổ Settings, bạn chọn Power & sleep => sau đó chọn Additional power settings (như hình bên dưới).
Bước 3. Cửa sổ mới hiện lên, bạn nhấn chọn Choose what the power buttons do (như hình bên dưới).
Bước 4. Giao diện mới hiện lên, bạn nhấn chọn Change settings that are currently unavailable (như hình bên dưới).
Bước 5. Cuối cùng, bạn tích chọn Hibernate => sau đó nhấp vào Save changes để lưu thiết lập.
Từ giờ, bạn có thể chọn chế độ Hibernate thay vì Sleep hoặc Shutdown để đưa máy tính vào chế độ ngủ đông và đưa máy trở lại hoạt động một cách nhanh chóng.
Tắt tính năng Search Indexing
Nếu bạn muốn tăng tốc win 10 hiệu quả và ít sử dụng tới công cụ tìm kiếm trên Windows thì bạn nên tắt tính năng Search Indexing (lập chỉ mục tìm kiếm). Bởi tính năng này làm tiêu tốn tài nguyên hệ thống, làm suy yếu hiệu năng khi chạy ở chế độ nền. Các bạn thực hiện theo các bước sau đây để tắt tính năng Search Indexing.
Bước 1. Bạn nhấn chuột phải lên Start Menu => sau đó chọn Computer Management (như hình bên dưới).
Bước 2. Trong cửa sổ mới, bạn click đúp chuột vào Services and Applications => sau đó chọn Services.
Bước 3. Trong danh sách dịch vụ bên phải cửa sổ => bạn tìm và nhấp đúp vào Windows Search (như hình bên dưới).
Bước 4. Cửa sổ mới hiện lên sau đó => bạn chọn Manual hoặc Disabled trong mục Startup type => cuối cùng nhấp chọn OK để lưu thiết lập.
Tắt bớt tiến ích mở rộng trên trình duyệt
Nhiều tiện ích mở rộng trên trình duyệt là nguyên nhân gây ra tình trạng lag hoặc chậm khi duyệt web, hơn nữa đây cũng là vấn đề khiến máy tính của bạn bị giảm hiệu suất. Chính vì thế, để tăng tốc Win 10 thì bạn cần loại bỏ những tiện ích mở rộng. Cách thực hiện như sau.
Cách gỡ bỏ hoặc vô hiệu hóa tiện ích khỏi Google Chrome
Bước 1. Bạn khởi động Google Chrome lên => sau đó click chọn dấu ba chấm dọc (như hình bên dưới).
Bước 2. Cửa sổ menu xuất hiện, bạn nhấn chọn Tools/công cụ khác => sau đó chọn Extensions/Tiện ích mở rộng từ danh sách mở rộng (như hình bên dưới).
Bước 3. Trong danh sách tiện ích mở rộng, bạn xóa hoặc tạm thời tắt tiện ích qua thanh gạt (như hình bên dưới).
Cách xóa hoặc vô hiệu hóa tiện ích khỏi Mozilla Firefox
Bước 1. Bạn mở Mozilla Firefox => sau đó nhấp vào biểu tượng Menu (như hình bên dưới).
Bước 2. Trong menu thả xuống, các bạn chọn Add-ons (như hình bên dưới).
Bước 3. Lúc này bạn nhấn chọn tiện ích muốn xóa hoặc tắt => và click vào Disable hoặc Remove (như hình bên dưới).
Bây giờ bạn cần khởi động lại trình duyệt để kích hoạt thay đổi.
Dọn file rác trong các ổ đĩa
Ổ đĩa bị đầy có thể làm chậm tốc độ xử lý của hệ thống, vì thế mà bạn cần định kỳ dọn sạch file dư thừa trên ổ đĩa bằng công cụ Disk Cleanup. Điều này rất cần thiết giúp tăng tốc Win 10 toàn diện. Để dọn dẹp ổ đĩa bằng công cụ Disk Cleanup có sẵn trên Win 10, các bạn làm như sau:
Bước 1. Bạn nhấn Windows + E để mở File Explorer => trong cửa sổ mới bạn chọn This PC (như hình bên dưới).
Bước 2. Ở đây bạn nhấp chuột phải lên Local Disk (C:) => sau đó chọn Properties từ menu.
Bước 3. Trong cửa sổ mới xuất hiện, bạn chuyển sang tab General => sau đó click chọn Disk Cleanup trong phần Capacity (như hình bên dưới).
Bước 4. Cửa sổ mới hiện ra, bạn nhấp chọn dạng file bạn muốn xóa => sau đó nhấn chọn OK (như hình bên dưới).
Đây cũng là giải pháp có thể giúp xóa Windows.OLD hiệu quả khi cài mới lại Windows 10 mà chưa xóa hệ điều hành cũ trong quá trình cài đặt.
Chạy chương trình chống phân mảnh các ổ đĩa
Sau một thời gian sử dụng, ổ đĩa của bạn sẽ diễn ra quá trình phân mảnh và điều này làm tăng thời gian Windows xử lý dữ liệu, giảm hiệu suất hoạt động. Để khắc phục vấn đề này, các bạn nên thường xuyên chạy chương trình chống phân mảnh, làm sạch ổ đĩa và gia tăng tốc độ xử lý của hệ thống.
Để chạy chương trình chống phân mảnh ổ đĩa giúp tăng tốc Windows 10, các bạn thực hiện theo những bước sau đây.
Bước 1. Nhấn kết hợp Windows + E => sau đó chọn This PC.
Bước 2. Điều hướng sau đó nhấp chuột phải lên Local Disk (C:) => và chọn Properties.
Bước 3. Cửa sổ mới xuất hiện, bạn nhấp chọn tab Tools => click vào Optimize trong mục Optimize and defragment drive để mở công cụ Optimize Drives (chống phân mảnh ổ đĩa).
Bước 4. Trong cửa sổ mới hiện lên, bạn nhấp chọn từng ổ cứng một => sau đó click chọn Optimize để chống phân mảnh cho từng ổ đĩa.
Kích hoạt tính năng khởi động nhanh Fast Startup
Tính năng Fast Startup cho phép hệ thống khởi động máy tính nhanh hơn bằng cách sử dụng bộ nhớ đệm riêng biệt cho những tài nguyên cần thiết. Tính năng này giúp tăng tốc Win 10 toàn diện và cho trải nghiệm sử dụng máy tính tốt hơn.
Cách bật tính năng Fast Startup trên Win 10
Bước 1. Mở Control Panel trên Win 10
Bước 2. Trong cửa sổ Control Panel, các bạn nhấp chọn mục Hardware and Sound (như hình bên dưới).
Bước 3. Giao diện mới xuất hiện, bạn nhấn chọn Change what the power buttons do trong mục Power Options (như hình bên dưới).
Bước 4. Tiếp theo, bạn nhấp vào Change settings that are currently unavailable.
Bước 5. Bạn tích chọn Turn on fast startup (recommended) => cuối cùng nhấn vào Save changes (như hình bên dưới).
Xóa font chữ và driver không sử dụng
Drivers và phông chữ là những yếu tố sử dụng tài nguyên và gây ra độ trễ khi khởi động hệ thống. Vì thế, để cải thiện hiệu suất và tăng tốc toàn diện Win 10 thì bạn nên loại bỏ chúng nếu không sử dụng đến.
Cách gỡ cài đặt driver
Cách xóa bỏ driver, bạn tham khảo phần 7 – Gỡ cài đặt chương trình không cần thiết ở bên trên. Nếu như driver không hiển thị trong phần Programs and Features thì bạn thực hiện các bước như sau:
Bước 1. Nhấn chuột phải lên Start => sau đó chọn Device Manager để mở trình quản lý thiết bị.
Bước 2. Nhấp chọn vào thiết bị bạn muốn xóa driver => click chuột phải vào diver => chọn Unistall Device (như hình bên dưới).
Cách xóa font chữ không sử dụng trên Win 10
Bước 1. Bạn truy cập vào Control Panel trên Win 10.
Bước 2. Trong cửa sổ Control Panel, bạn chọn Small icons trong mục View by => sau đó nhấp vào Font (như hình bên dưới).
Bước 3. Tiếp theo, bạn click chọn font chữ không sử dụng và nhấn Delete (như hình bên dưới).
Tắt ứng dụng chạy ẩn dưới nền
Những ứng dụng chạy ẩn luôn là mối nguy hại tiềm tàng trên máy tính của bạn, chúng chiếm dụng tài nguyên, làm giảm hiệu suất và làm nóng máy. Chính vì thế, để tăng tốc Win 10 tổng thể thì bạn nên tắt chúng đi và khởi động một cách thủ công những ứng dụng này khi có nhu cầu.
Cách tắt những ứng dụng chạy nền trong Win 10
Bước 1. Nhấp vào Start Menu => sau đó chọn Settings (hoặc nhấn Windows + I) => sau đó chọn Privacy (như hình bên dưới).
Bước 2. Trong giao diện mới xuất hiện, các bạn chọn Background apps trong danh sách tùy chọn bên trái.
Bước 3. Lúc này, hãy tắt những ứng dụng mà bạn không sử dụng tới.
Tối ưu hóa RAM ảo
Với mọi máy tính có bộ nhớ RAM dung lượng thấp, việc chạy đa nhiệm sẽ khó khăn hơn. Giải pháp thường được đặt ra trong trường hợp này là nâng cấp RAM. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng biện pháp tăng cường bộ nhớ ảo.
Set RAM ảo là biện pháp tối ưu hóa phần mềm nhằm cải thiện khả năng xử lý dữ liệu của hệ thống. Windows sẽ sử dụng bộ nhớ ảo khi bộ nhớ RAM thực bị thiếu. Theo mặc định thì máy tính Win 10 sẽ quản lý vấn đề này, nhưng việc set bộ nhớ ảo một cách thủ công sẽ cho kết quả tốt hơn, và kết quả sẽ giúp tăng tốc Win 10 toàn diện.
Cách tối ưu hóa bộ nhớ RAM ảo trên Windows 10
Bước 1. Truy cập vào Control Panel trên Win 10 => sau đó nhấp chọn System and Security (như hình bên dưới).
Bước 2. Cửa sổ mới xuất hiện, bạn nhấp chọn System => sau đó click vào Advanced system settings trong danh sách tùy chọn bên trái.
Bước 3. Cửa sổ mới hiện ra, bạn chuyển sang tab Advanced => chọn Settings trong mục Performance.
Bước 4. Tiếp tục chọn tab Advanced trong cửa sổ mới => và chọn Change trong mục Virtual Memory (như hình bên dưới).
Bước 5. Trong cửa sổ mới, bạn bỏ chọn Automatically manage paging file size for all drives.
Bước 6. Tiếp theo, bạn click chọn ổ C: => sau đó chọn Custorm size để set RAM ảo.
Bước 7. Lúc này bạn nhập giá trị trong ô Initial size (MB) bằng với kích thước RAM thật và Maximum size (MB) gấp đôi giá trị thực (chẳng hạn với kích thước RAM thực là 4GB, bạn nhập trong Initial size là 4000 MB và Maximum size thành 8000 MB).
Bước 8. Cuối cùng bạn click vào nút Set => và nhấp chọn OK và khởi động lại máy để kích hoạt thiết lập.
Vô hiệu hóa Windows Tips
Nếu bạn là người mới làm quen với Windows 10 thì có thể tính năng Tips sẽ rất hữu ích, và để tránh thay đổi cấu hình vô ý. Tuy nhiên, nếu bạn là người dùng đã có kinh nghiệm thì nên tắt tính năng Tips để tăng hiệu suất sử dụng máy tính của mình.
Bước 1. Nhấn Windows + I => sau đó chọn System.
Bước 2. Cửa sổ mới hiện ra, bạn chọn Notifications & actions trong danh sách tùy chọn bên trái => sau đó tắt Show me tips about Windows.
Tắt tính năng tự động điều chỉnh màu sắc màn hình
Dynamic Color Adaptation là tính năng mới xuất hiện trên Windows 10, theo đó màu sắc sẽ được tự động chọn và thay đổi cho phù hợp với người dùng.
Tuy nhiên, tính năng này làm gia tăng việc sử dụng tài nguyên và làm giảm hiệu suất thiết bị. Vì thế bạn nên vô hiệu hóa tính năng này để cải thiện tốc độ xử lý của hệ thống. Các bạn thực hiện các bước sau đây để tắt tính năng tự động điều chỉnh màu sắc màn hình:
Bước 1. Bạn mở Settings lên bằng cách nhấn Windows + I => sau đó chọn Personalization.
Bước 2. Chọn Colors từ danh sách tùy chọn bên trái => và tắt Automatically pick an accent color from my background.
Tắt các dịch vụ không cần thiết chạy nền
Tắt các dịch vụ chạy nền không cần thiết sẽ không làm hại, ngược lại sẽ góp phần tăng tốc Win 10 toàn diện, bởi những dịch vụ này làm tiêu hao tài nguyên hệ thống. Để tắt hoặc kích hoạt thủ công các dịch vụ chạy dưới nền, các bạn thực hiện như sau:
Bước 1. Bạn mở hộp tìm kiếm trên Win 10 bằng cách nhấn Windows + S => sau đó nhập từ khóa services => và nhấp chọn kết quả hiện ra.
Bước 2. Trong cửa sổ hiện ra, bạn nhấp đúp vào dịch vụ muốn vô hiệu hóa => sau đó chọn Disabled để vô hiệu hóa, hoặc Manual để kích hoạt bằng tay dịch vụ trong mục Startup type.
Xem danh sách các tác vụ mà bạn có thể tắt để tăng tốc cho Windows 10: Helper, Offline Files, Program Compatibility Assistant Service, Portable Device Enumerator Service, Secondary Logon, Security Center, Windows Error Reporting Service, and Windows Image Acquisition (WIA)
Tắt các tính năng không cần thiết
Trên Windows 10, người dùng được hỗ trợ nhiều tính năng tùy chọn như .NET, PowerShell, Telnet, Media… Tuy nhiên, có thể bạn sẽ không sử dụng tới hoặc không hữu ích đối với bạn nhưng vẫn chiếm dung lượng bộ nhớ hệ thống. Vì thế, để giúp máy tính chạy nhanh hơn thì bạn hãy tắt chúng đi.
Cách tắt các tính năng không cần thiết trên Win 10
Bước 1. Nhấn kết hợp phím Windows + X => sau đó chọn Programs and Features/ Apps and Features (như hình bên dưới).
Bước 2. Cửa sổ mới xuất hiện, bạn điều hướng xuống dưới chọn Programs and Features trong tùy chọn mở rộng bên phải.
Bước 3. Tiếp tục nhấp chọn Turn Windows features on or off trong tùy chọn bên trái cửa sổ mới.
Bước 4. Trong cửa sổ Windows features, bạn bỏ tích những tính năng không dùng tới => sau dó nhấn OK.
Tắt tính năng đồng bộ hóa trên Windows 10
Nếu tính năng đồng bộ được bật trên Win 10, tất cả dữ liệu từ mật khẩu, các thiết lập trình duyệt, ngôn ngữ cùng với hệ thống… sẽ được tải lên tài khoản Microsoft. Chính vì thế, tính năng này tiêu tốn khá nhiều tài nguyên hệ thống và mạng internet. Vì thế, bạn nên cân nhắc sử dụng đồng bộ và nếu không cần thiết thì nên tắt nó đi để tăng tốc Win 10 toàn diện.
Cách tắt tính năng đồng bộ hóa Win 10
Bước 1. Bạn nhấn Windows + I => sau đó chọn Accounts.
Bước 2. Trong cửa sổ mới xuất hiện, bạn nhấp chọn Sync your settings trong danh sách tùy chọn bên trái.
Bước 3. Lúc này bạn tắt đồng bộ hóa.
Sử dụng trình sửa lỗi Troubleshooter
Troubleshooter là công cụ rất hữu ích để khắc phục những lỗi vặt trên Win 10. Công cụ này được tích hợp sẵn và bạn có thể sử dụng nó để sửa lỗi mà bạn không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng Troubleshooter sau một thời gian sử dụng máy tính nhất định.
Cách sử dụng Troubleshooter để sửa lỗi trên Win 10
Bước 1. Bạn mở Control Panel trên Windows 10 lên => sau đó chọn System and Security
Bước 2. Cửa sổ mới xuất hiện, bạn nhấp chọn Troubleshoot common computer problems trong mục Security and Maintenance (như hình bên dưới).
Bước 3. Trong giao diện cửa sổ mới, các bạn sẽ được cung cấp một danh sách các tùy chọn sửa lỗi chung => bạn chỉ việc nhấp chuột vào và chọn Run the troubleshooter (như hình bên dưới).
Bước 4. Làm theo hướng dẫn để sửa lỗi.
Tinh chỉnh các thiết lập trong File Explorer
Để tăng trải nghiệm của người dùng khi sử dụng File Explorer trên Win 10, người dùng được cung cấp một số tùy chọn cho phép tinh chỉnh tốt hơn. Tuy nhiên, điều này cũng làm giảm hiệu suất chung của hệ thống. Để tăng tốc Win 10 toàn diện, bạn nên xem xét việc vô hiệu hóa các tùy chọn này.
Cách tinh chỉnh File Explorer trong Win 10
Bước 1. Nhấn kết hợp phím Windows + E để mở File Explorer => sau đó nhấp vào tab View.
Bước 2. Tiếp theo, bạn click vào Options => sau đó nhấp chọn Change folder and search options (như hình bên dưới).
Bước 3. Cửa sổ Folder Options sẽ hiện ra ngay sau đó, bạn chuyển sang tab View => sau đó bỏ chọn các tùy chọn trong Advanced settings (như hình bên dưới).
- Show preview handlers in preview pane
- Show pop-up description for folder and desktop items
- Show encrypted or compressed NTFS files in color
- Display file size information in folder tips
- Display file icon on thumbnails
- Always show icons, never thumbnails
Bước 4. Bạn tích chọn các tùy chọn như sau:
- Hide protected operating system files (Recommended)
- Hide folder merge conflicts
- Hide extensions for known file types
- Hide empty drives
Bước 5. Cuối cùng bạn nhấp vào OK để lưu thay đổi thiết lập.
Soát lỗi ổ đĩa
Sau một thời gian hoạt động, bạn sẽ không tưởng tượng được có bao nhiêu lần ổ đãi xuất/nhập dữ liệu, điều này có thể phát sinh một số lỗi liên quan tới ổ đĩa máy tính. Và dẫn tới việc xử lý dữ liệu của hệ thống chậm chạp hơn và có thể gây treo máy và đóng băng toàn bộ hệ thống.
Trên Win 10, bạn nên thường xuyên sử dụng trình kiểm tra lỗi ổ đĩa để khắc phục lỗi kịp thời và tăng tốc máy tính.
Bước 1. Mở File Explorer bằng cách nhấn Windows + E => sau đó click chọn This PC.
Bước 2. Tiếp theo, bạn nhấp chuột phải vào ổ đĩa bất kỳ và chọn Properties.
Bước 3. Trong cửa sổ mới hiện ra, bạn chọn tab Tools => sau đó nhấp chọn vào Check trong mục Error checking.
Bước 4. Nhấn Scan drive để tiến hành kiểm tra và sửa lỗi.
Dọn sạch máy tính một cách toàn diện bằng CCleaner
Hệ thống sẽ sinh ra rất nhiều file tạm và file rác trong quá trình hoạt động của mình, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới máy tính chạy ì ạch dần. Để tăng tốc Win 10 toàn diện thì bạn đừng quên loại bỏ các dữ liệu này một cách thường xuyên. Công cụ Disk Cleanup không thể dọn sạch tất cả file rác này, vì thế bạn có thể dùng Ccleaner.
CCleaner là công cụ chăm sóc máy tính mạnh mẽ, giúp xóa file rác, file tạm triệt để… những dữ liệu cần phải làm sạch thường xuyên để giúp hệ thống hoạt động trơn tru. Để xóa dữ liệu rác bằng CCleaner, các bạn thực hiện như sau:
Bước 1. Tải và cài đặt CCleaner trên máy tính của bạn.
Bước 2. Chạy chương trình => sau đó nhấp chọn Cleaner.
Bước 3. Tích chọn những dữ liệu cần làm sạch và click vào Run Cleaner.
Sửa lỗi Registry trong Windows 10
Windows Registry là trung tâm lưu trữ cấu hình hệ thống, dữ liệu này vô cùng quan trọng để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Thời gian sử dụng máy tính tỉ lệ thuận với dung lượng lưu trữ của loại dữ liệu. Đôi khi việc sai sót hoặc bị mất một key trong registry thôi cũng sẽ nguy hại tới hệ thống. Nếu không, điều này này cũng làm giảm hiệu suất tổng thể của máy tính.
Giải pháp được đưa ra là sử dụng Ccleaner để làm sạch và loại bỏ những thứ có vấn đề trong Registry. Ngoài ra, một bản sao Registry sẽ được tạo ra trước khi tiến hành dọn dẹp.
Cách dọn dẹp và sửa lỗi Registry bằng Ccleaner
Bước 1. Mở chương trình Ccleaner => sau đó click chọn Registry.
Bước 2. Tích chọn tất cả các mục (hoặc các mục có vấn đề) => sau đó chọn Scan for Issues.
Bước 3. Khi quá trình rà soát lỗi hoàn tất => hãy click vào Fix selected issues.
Reset/ Đặt lại Windows 10
Sự lựa chọn cuối cùng và nhanh nhất để cải thiện hiệu suất, tăng tốc Win 10 như mới đó là khôi phục cài đặt gốc Win 10. Tính năng này cho phép bạn đưa máy tính trở lại trạng thái mới cài đặt. Nếu bạn cần thông tin cụ thể nhất, hãy tham khảo qua cách reset Windows 10.
Cách reset lại PC về trạng thái ban đầu
Bước 1. Nhấn Windows + I => sau đó chọn Update & Security.
Bước 2. Trong cửa sổ mới hiện ra, các bạn chọn Recovery trong tùy chọn bên trái.
Bước 3. Nhấp chọn Get started trong mục Reset this PC để bắt đầu quá trình reset.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khá hữu ích khác dưới đây:
Lời kết
Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn các bạn tinh chỉnh, tăng tốc win 10 toàn diện. Các bước thực hiện đều không khó, các bạn chỉ cần kiên nhẫn làm theo là OK. Cũng tùy theo máy mà bạn sẽ chọn những cách phù hợp với chúng bởi không phải cứ áp dụng toàn bộ những tinh chỉnh mà mình đề xuất ở trên là có thể giúp máy chạy “thả ga” đâu nhé!