8 cách thu sóng, bắt wifi mạnh hơn cho laptop

I. Các nguyên do khiến Laptop của bạn bắt sóng yếu

1. Do mạng internet

Nguyên nhân đầu tiên có thể xảy ra đó chính là mạng internet của bạn có vấn đề. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:

– Sự cố đường truyền: Đường truyền mạng của bạn có lẽ đang gặp sự cố như đứt dây, các tuyến cáp quang bị đứt, nhà mạng gặp sự cố,…

– Quá tải mạng: Số lượng thiết bị kết nối quá nhiều làm tắc nghẽn đường truyền cũng là một tác nhân chính làm cho mạng internet của bạn bị chậm, sóng yếu.

– Gói cước internet của bạn bị giới hạn băng thông: Một nguyên nhân khác là do gói cước internet mà bạn đăng ký bị giới hạn băng thông, dung lượng dẫn đến mạng bị yếu.

2. Do thiết bị của bạn

Nếu không phải do lỗi ở đường truyền vậy có thể thiết bị của bạn đang gặp vấn đề. Một số vấn đề thường gặp đối với thiết bị như:

– Modem chưa được dùng với tốc độ cao nhất: Có thể thiết lập của Modem của bạn vẫn chưa được tối ưu, khiến nó không được sử dụng với tốc độ cao nhất.

– Cookies lưu trữ trong trình duyệt web cũng có thể tiêu tốn quá nhiều tài nguyên khiến mạng bị chậm.

– Có quá nhiều phần mềm, ứng dụng đang truy cập mạng.

– Router, modem, access point của bạn đang gặp trục trặc, hoạt động không chính xác,…

Modem

3. Do các nguyên nhân khác

Ngoài ra sẽ còn một số nguyên nhân khác có thể xảy ra như:

– Laptop của bạn đang bị nhiễm virus, mã độc, phần mềm độc hại.

– Các vật cản trở sóng wifi như kim loại, tường hoặc nhiễu sóng từ sóng điện thoại,…

– Lỗi DNS

II. Cách thu sóng, bắt wifi mạnh hơn cho Laptop

1. Di chuyển Laptop của bạn lại gần Router

Tùy theo loại Router mà bạn đang sử dụng, mật độ phủ sóng sẽ có bán kính khác nhau. Một số loại router thông thường sẽ có bán kính phủ sóng khá là ngắn. Có thể bạn đang đặt laptop của mình ở quá xa so với Router dẫn đến việc không bắt được sóng wifi.

MU-MIMO và OFMDA - Asus AX53U Đen

Lúc này, hãy thu hẹp khoảng cách giữa laptop và router lại để có thể có được trải nghiệm mạng tốt nhất.

Laptop của bạn bắt sóng wifi yếu cũng có thể là do nơi đặt Router có các vật liệu cản bước sóng làm sóng wifi không thể tỏa ra ổn định được. Một số vật dụng cản bước sóng wifi trong nhà của bạn có thể kể đến như:

– Bề mặt kim loại và đồ nội thất:

Kim loại là một chất dẫn điện và có khả năng hấp thụ điện. Khi router của bạn giải phóng sóng điện từ, các bề mặt hoặc vật thể kim loại trong nhà của bạn sẽ ngăn cản sóng lan truyền. Do đó, nếu muốn internet của mình không gặp sự cố, bạn cần đặt Router của mình cách xa các vật dụng kim loại.

– Tường gạch và đá:

Một số loại tường có thể sẽ cản sóng Wifi như: Đá hoa cương, đá cẩm thạch, xi măng, bê tông, thạch cao và gạch. Do đó, hãy đặt bộ định tuyến của bạn ở một khu vực thoáng và cách xa các bức tường.

– Gương:

Gương có thể đóng vai trò như một tấm chắn, khiến sóng wifi bị dội lại. Khi nó ở gần Router của bạn, nó có thể làm cho cường độ tín hiệu chậm hơn và không ổn định.

– Tủ lạnh và máy giặt:

Các thiết bị này thường sẽ có có đường ống lưu thông nước gây tác động không tốt lên sóng wifi. Nước có thể giữ lại một phần năng lượng từ sóng không dây, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng kết nối internet.

3. Khởi động lại bộ định tuyến

Đây được xem là cách xử lý phổ biến nhất khi gặp các lỗi liên quan đến đường truyền wifi hoặc tốc độ mạng internet có vấn đề.

Các bước khởi động lại bộ định tuyến gồm:

Bước 1: Rút dây cắm router và modem.

Ngoài ra bạn có thể bấm vào nút nguồn để tắt bộ định tuyến sau đó rút dây nguồn ra vẫn được.

Lưu ý: Đừng bấm vào nút Reset hoặc Restart bởi chúng sẽ xóa đi toàn bộ các cài đặt hiện tại đối với mạng wifi của bạn và khôi phục cài đặt gốc dẫn đến một số rắc rối không đáng có đấy.

Bước 2: Chờ khoảng 30 giây – 5 phút.

Hãy để thiết bị của bạn được nghỉ ngơi một lúc.

Bước 3: Cắm dây nguồn trở lại.

Nếu chưa lên điện hãy bật công tắc nguồn lên.

Bước 4: Chờ ít nhất 2 phút.

Hãy đợi một lúc để router của bạn có thời gian kết nối lại nhé.

Sau bước này, bạn đã thành công khởi động lại bộ định tuyến rồi đấy. Hãy cùng xem mạng wifi của bạn đã ổn định lại chưa nhé.

4. Tắt các ứng dụng ngầm trên laptop

Ứng dụng chạy ngầm luôn tiêu tốn hiệu năng của máy và wifi thiết bị và điều này có thể dẫn đến máy tính hoạt động, truy cập internet không ổn định.

Các bước tắt ứng dụng chạy ngầm:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím “Windows + I” để mở “Settings

Mở Setting

Mở Setting

Bước 2: Chọn “Privacy

Chọn Privacy

Chọn Privacy

Bước 3: Chọn mục “Background Apps” ở thanh bên trái

Chọn Background Apps

Chọn Background Apps

Bước 4: Chọn tắt ở ô “Let app run in the background” nếu muốn tắt toàn bộ app chạy ngầm. Hoặc lướt xuống và chọn tắt từng ứng dụng mà bạn không cần dùng đến.

Chọn tắt các app mà bạn muốn

Chọn tắt các app mà bạn muốn

5. Xóa bộ nhớ cache và cookies của trình duyệt

Lượng bộ nhớ cache và cookies được tích trữ một thời gian dài trong máy của bạn cũng sẽ tiêu tốn kha khá tài nguyên Laptop của bạn.

Các bước Xóa bộ nhớ cache và cookies:

Bước 1: Mở Setting của trình duyệt

Mở Setting

Mở Setting

Bước 2: Vào mục “Quyền riêng tư và bảo mật” sau đó chọn “Xóa dữ liệu duyệt web”.

Chọn quyền riêng tư và bảo mật sau đó là xóa dữ liệu duyệt web

Chọn quyền riêng tư và bảo mật sau đó là xóa dữ liệu duyệt web

Bước 3: Chọn phạm vi thời gian bạn muốn xóa và tick vào các ô, dữ liệu mà bạn muốn xóa. Ở đây bạn có thể chỉ cần xóa cache và cookies vẫn được.

Chọn phạm vi và dữ liệu sẽ xóa

Chọn phạm vi và dữ liệu sẽ xóa

Bước 4: Chọn ô “Xóa dữ liệu” và thế là tất cả đã được xóa rồi đấy.

Chọn ô xóa dữ liệu

Chọn ô xóa dữ liệu

6. Dùng bộ kích sóng Wifi

Ngoài việc sắm một chiếc router mới do sự hạn chế từ phạm vi phủ sóng của router mà bạn đang sử dụng. Bạn có thể sắm ngay cho mình một bộ kích sóng wifi cực kỳ tiện lợi mà giá thành lại rẻ hơn Router wifi rất nhiều đấy.

Repeater mở rộng sóng Wifi băng tần kép AC1200 Totolink EX1200L

Bộ kích sóng wifi sẽ thu sóng wifi từ nguồn bộ định tuyến của bạn sau đó phát lại chúng, mở rộng phạm vi phủ sóng đến những vị trí xa hơn cũng như khuếch đại và tăng cường sóng wifi đang sử dụng.

7. Quét Virus bằng Windows Defender

Trong quá trình sử dụng, laptop của bạn sẽ có thể bị nhiễm một số virus gây hại thông qua đường truyền internet, ổ đĩa USB, ổ cứng,… và gây ảnh hưởng đến tốc độ mạng, khả năng bắt sóng. Do đó hãy quét virus định kỳ thông qua các phần mềm chuyên dụng. Hoặc sử dụng chức năng Windows Defender có sẵn trong máy vẫn rất ổn áp đấy nhé.

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím “Windows + I” để mở “Settings

Mở Settings

Mở Settings

Bước 2: Chọn vào ô “Update & Security

Chọn Update & Security

Chọn Update & Security

Bước 3: Chọn mục “Windows Security” và sau đó chọn “Virus & threat protection“.

Chọn các mục theo hướng dẫn

Chọn các mục theo hướng dẫn

Bước 4: Chọn mục “Scan Option

Chọn mục Scan Option

Chọn mục Scan Option

Bước 5: Chọn mục “Microsoft Defender Offline Scan” và sau đó chọn “Scan Now“.

Chọn Microsoft Defender Offline Scan

Chọn Microsoft Defender Offline Scan

Bước 6: Chọn mục “Scan” để bắt đầu. Tiến trình này có thể tốn tầm 15′ và sau đó máy của bạn sẽ Restart lại do đó hãy đảm bảo đã hoàn thành tất cả công việc và lưu lại nhé.

Chọn mục Scan

Chọn mục Scan

Tham khảo thêm[Video] Cách diệt virus trên máy tính Windows 10 đơn giản, nhanh chóng

8. Đổi DNS trên laptop

Khi đổi DNS từ DNS gốc sang DNS dịch vụ mang lại các lợi ích như:

– Độ ổn định của DNS dịch vụ sẽ giúp giảm các tình trạng kết nối đến địa chỉ IP của trang web, giúp tăng tốc độ truy cập trang.

– Thông qua server DNS có thể truy cập đến nhiều trang web hơn, không bị nghẽn, không truy cập được.

Các bước để đổi DNS gồm:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím “Windows + I” để mở “Settings

Mở Setting

Mở Setting

Bước 2: Chọn “Network & Internet

Chọn Network & Internet

Chọn Network & Internet

Bước 3: Chọn “Properties

Chọn Properties

Chọn Properties

Bước 4: Lướt xuống dưới có mục IP Settings và Chọn “Edit“.

Chọn Edit

Chọn Edit

Bước 5: Nhập DNS dịch vụ mà bạn muốn chuyển vào “Preferred DNS” và “Alternate DNS“.

Bạn nên sử dụng DNS của Google để có được mạng ổn định nhất. (Preferred DNS: 8.8.8.8 Alternate DNS: 8.8.4.4)

Nhập DNS dịch vụ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.