Hướng dẫn cách vệ sinh máy tính PC tại nhà như dịch vụ chuyên nghiệp

Máy tính bàn (PC) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công việc hằng ngày của nhiều người chúng ta. Thế nhưng, đôi khi bạn sẽ gặp phải tình trạng máy bị giật lag, hoặc thậm chí nóng lên rõ rệt dẫn đến treo, đứng màn hình. Một trong những nguyên nhân là do PC bị bụi bẩn bám vào gây cản trở vận hành máy. Việc thường xuyên vệ sinh máy tính PC sẽ giúp thiết bị hoạt động trong tình trạng ổn định.

Đã Cập Nhật 

Bởi Đội Cleanipedia

Hướng dẫn cách vệ sinh máy tính PC tại nhà như dịch vụ chuyên nghiệp

Vì sao phải vệ sinh máy tính định kỳ?

Quảng cáo

vouncher GRABMART  hoặc UShop

Khi máy tính bàn PC hoặc laptop hoạt động, hệ thống quạt tản nhiệt sẽ hút không khí bên ngoài vào thông qua các khe thông gió phía trước và sau case CPU. Sau một thời gian, bụi bẩn trong không khí sẽ tích tụ, bám vào các linh kiện bên trong máy như bo mạch chủ, chipset làm cản trở quá trình tản nhiệt.

Nhất là bộ phận vi xử lý (CPU) và GPU làm thiết bị nóng lên rất nhanh. Khi đó, máy tính PC của bạn rất dễ bị treo máy, lag, thao tác xử lý chậm, tệ hơn nữa là bị reset liên tục do nhiệt độ tổng thể vượt quá mức cho phép. Chính vì vậy, bạn cần phải vệ sinh máy tính bàn PC và vệ sinh laptop thường xuyên để giúp máy hoạt động bền lâu.

Hậu quả nếu không vệ sinh máy tính PC định kỳ

  •  Nhiệt độ cao trong khi khả năng tản nhiệt kém sẽ làm các linh kiện như CPU, GPU bị giảm xung nhịp rõ rệt. Máy sẽ trở nên chậm chạp, reset liên tục.
  • Mức nhiệt độ cao trực tiếp ảnh hưởng đến tuổi thọ của các linh kiện bên trong máy, có nguy cơ gây ra các hiện tượng hở chân chip, tụ điện, chập cháy trên main.
  • Nhiệt độ cao làm cho các linh kiện trong máy không hoạt động đúng thông số dẫn đến lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của người dùng.

Quảng cáo

đăng ký nhận vouncher

Cần chuẩn bị gì để vệ sinh máy tính đúng cách?

Trước khi tiến hành, bạn cần chuẩn bị một vài dụng cụ:

  • 1 miếng vải mềm (dùng để vệ sinh các chỗ dễ trầy xước)
  • 1 cọ lông cứng và 1 cọ lông mềm (vệ sinh các góc, kẽ)
  • Dung dịch vệ sinh màn hình máy tính
  • Máy hút bụi mini (nếu có). Hoặc bạn cũng có thể mua bộ vệ sinh máy tính được bán rất nhiều tại các cửa hàng tin học.

Hướng dẫn các bước vệ sinh máy tính PC đúng cách

Bạn đừng vội nhìn thấy máy tính bàn cồng kềnh mà chùn bước, không muốn vệ sinh chúng. Thực tế các bước vệ sinh máy tính bàn đều có sự tương đồng và giống với cách vệ sinh laptop. Sau đây, bạn hãy theo dõi các bước vệ sinh máy tính bàn:

1. Màn hình:

Màn hình chính là một trong những bộ phận quan trọng có chức năng hiển thị và giao tiếp giữa người dùng với máy tính, nên khi vệ sinh máy tính bạn cần phải rất cẩn thận. Tương tự như vệ sinh màn hình laptop, bạn nên chọn loại vải mềm mịn. Sau đó:

  • Dùng loại dung dịch chuyên dùng để lau màn hình tẩm vào vải với lượng vừa phải.
  • Tiếp đến bắt đầu lau đều tay, một tay đỡ đằng sau màn hình và một tay lau.
  • Khi lau phải thật nhẹ nhàng để tránh làm trầy màn hình nhé.

Tuyệt đối không được phun hay đổ dung dịch trực tiếp lên màn hình mà phải thấm vào bông vải mềm để lau. Đối với vị trí các các góc thì bạn có thể dùng chổi quét các vết bẩn ra ngoài.

2.  Bàn phím

Bàn phím được sử dụng để gõ ký tự và nhập liệu. Theo các nghiên cứu thì đây chính là bộ phận dễ đóng bụi bẩn nhất. Bạn có thế áp dụng cách vệ sinh bàn phím laptop để thực hiện cho bàn phím rời:

  • Bạn lấy cọ quét làm sạch bên trên và cọ mềm cho các bên khe của bàn phím, vệ sinh từ trên xuống dưới, từ trái qua phải;
  • Bạn nên nhẹ tay để tránh làm xước bàn phím. Vì đây là bộ phận chúng ta làm việc thường xuyên nên sẽ có nhiều bụi bẩn, do đó phải vệ sinh thật kỹ.
  • Và nhớ là không được dùng dung dịch hay chất lỏng để vệ sinh vì phía dưới là các bản mạch bán dẫn rất nhạy cảm với nước.

3. Vỏ case máy tính

Case máy tính (hay còn gọi thùng CPU) là phần bao bọc bên ngoài, chứa những linh kiện như bộ vi xử lý, mainboard, RAM, card màn hình… Lớp vỏ bên ngoài này rất dễ vệ sinh: bạn chỉ cần dùng khăn vải có thấm ít cồn để lau thật sạch là được.

4. Bộ phận tản nhiệt & thông gió

Các khe tản nhiệt và quạt thông gió có tác dụng làm mát các linh kiện máy tính trong quá trình hoạt động. Chúng có tác dụng tản nhiệt ra môi trường ngoài giúp cho CPU hoạt động tốt hơn, nhưng cũng chính vì vậy mà đây chính là những bộ phận rất dễ bám bụi bẩn.

  • Bạn dùng cọ vệ sinh thật kỹ các khe thoát nhiệt của máy.
  • Sau đó dùng tăm bông luồn qua các kẽ hở để đảm bảo bộ phận này được làm sạch nhất có thể.
  • Cuối cùng sử dụng bông tẩm cồn lau qua một lần nữa là hoàn tất.

Lưu ý: Tương tự như vệ sinh laptop, bạn hãy nhớ kiểm tra phần keo tản nhiệt có còn tốt không. Nếu không thì bạn hãy bôi keo tản nhiệt để giúp hệ thống máy “giải nhiệt” và không bị nóng lên khi hoạt động.

5. Các linh kiện bên trong case máy tính

Bước tiếp theo khi vệ sinh máy tính là tiến hành lau chùi các linh kiện bên trong thùng CPU. Để thực hiện:

  • Trước hết bạn cần tháo hết các dây kết nối giữa các linh kiện, bao gồm cả dây nguồn.
  • Sau đó tháo các thiết bị như RAM, card màn hình và tản nhiệt của CPU ra thật cẩn thận theo các khớp để dễ lau chùi.
  • Với các chân tiếp xúc của thanh RAM bạn có thể dùng cục tẩy để chà nhẹ để vệ sinh sạch bụi bám. Bạn dùng máy hút bụi mini thổi sạch qua bề mặt 1 lần, đặc biệt là các khe cắm như RAM và các khe PCI.
  • Sau đó dùng tăm bông thấm cồn và lau sạch sẽ từ các chân tiếp xúc của RAM, khe PCI, cho đến bề mặt mainboard.

Bao lâu thì cần vệ sinh máy tính?

Thời gian vệ sinh máy tính sẽ phụ thuộc vào vị trí, môi trường lắp đặt của máy. Chẳng hạn, nếu bạn đặt máy tính dưới sàn nhà thì khả năng rất cao là cát bụi, tóc, vải vụn hay thậm chí là côn trùng… rất dễ xâm nhập, đi vào bên trong case dễ dàng hơn. Trường hợp trong nhà có người thường xuyên hút thuốc khi sử dụng máy tính, thì tàn thuốc cũng sẽ có nguy cơ bám vào các cánh quạt tản nhiệt và linh kiện khác bên trong case như RAM, card màn hình, chân tiếp xúc trên main…

Hay thậm chí nếu nhà bạn có nuôi thú cưng ví dụ như chó, mèo…, bạn cũng chân lưu ý rằng lông của chúng sẽ rất dễ lọt vào bên trong các khe hở trên máy. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng tản nhiệt, gây ảnh hưởng cho hiệu suất máy tính của bạn.

Nếu máy tính đang đặt dưới sàn nhà và “mắc phải” những trường hợp trên, tốt nhất là bạn nên vệ sinh máy tính mỗi 3-6 tháng /lần. Còn nếu như máy được đặt trong môi trường sạch sẽ, ít tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn thì bạn có thể vệ sinh 1 năm /lần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.