So sánh RTX 5090 và RTX 4090: Có đáng để nâng cấp?

Với sự ra mắt chính thức của dòng card đồ họa RTX 50 Series và RTX 5090, nhiều game thủ và những người yêu công nghệ đang đứng trước câu hỏi liệu có nên nâng cấp từ RTX 4090 lên RTX 5090 hay không. Mặc dù RTX 5090 mang trong mình nhiều cải tiến mạnh mẽ, nhưng liệu sự nâng cấp này có thực sự đáng giá với mức giá chênh lệch lên tới 400 USD? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về sự khác biệt giữa hai dòng card đồ họa này và xem liệu sự đầu tư có xứng đáng hay không.

Thông số kỹ thuật RTX 5090 vs RTX 4090

Dưới đây là bảng so sánh thông số kỹ thuật chi tiết giữa RTX 5090 và RTX 4090:

Thông số RTX 5090 RTX 4090
Kiến trúc GB202 AD102
Quy trình sản xuất TSMC 4NP TSMC 4N
Bóng bán dẫn 92 tỷ 76.3 tỷ
Kích thước chip 744 mm² 608.4 mm²
Streaming Multiprocessors (SMs) 170 128
GPU Shaders 21,760 16,384
Nhân Tensor 680 512
Nhân RT 170 128
Xung Boost 2407 MHz 2520 MHz
Tốc độ VRAM 28Gbps 21Gbps
VRAM 32GB 24GB
Băng thông 1792 GB/s 1008 GB/s
TBP (Total Board Power) 575W 450W
L2 Cache Dự đoán 128 72
Render Output Units (ROPs) Dự đoán 240 176
Texture Mapping Units (TMUs) 680 512
TFLOPS FP32 (Boost) 104.8 82.6
TFLOPS FP16 (INT9 TOPS) 1676 (gấp đôi 3352) 661 (gấp đôi 1321)
Thời gian ra mắt Q1/2025 Q4/2022
Giá khởi điểm 1999 USD 1599 USD

Những điểm nổi bật giữa RTX 5090 và RTX 4090

1. Hiệu suất mạnh mẽ với số lượng lõi cao hơn:

RTX 5090 không chỉ sở hữu 170 Streaming Multiprocessors (SMs), vượt trội so với 128 của RTX 4090, mà còn đi kèm với số lượng lõi GPU Shaders và Tensor cores lớn hơn, giúp tăng cường đáng kể khả năng xử lý đồ họa và tính toán AI. Việc tăng cường này cho phép RTX 5090 xử lý tác vụ đồ họa và AI phức tạp hơn với hiệu suất cao hơn khoảng 33% so với RTX 4090

2. Tăng trưởng vượt bậc về VRAM và băng thông:

  • RTX 5090 sở hữu VRAM lên tới 32GB, nhiều hơn 8GB so với RTX 4090. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ứng dụng yêu cầu bộ nhớ cao như trò chơi 4K, đồ họa 3D và các tác vụ AI. Cùng với đó, tốc độ VRAM của RTX 5090 cũng được cải thiện với xung nhịp 28Gbps, nhanh hơn 33% so với RTX 4090. Điều này giúp RTX 5090 tăng cường băng thông lên tới 1792 GB/s, cao hơn gần gấp đôi so với băng thông 1008 GB/s của RTX 4090.

3. AI và khả năng tính toán vượt trội:

  • Tính toán AI chính là một trong những yếu tố mà NVIDIA đặc biệt chú trọng trên RTX 50 Series. RTX 5090 có khả năng tính toán tensor FP16 mạnh mẽ hơn nhiều so với RTX 4090, với dự đoán có thể đạt tới 1676 TFLOPS ở FP16 và gấp đôi con số này (3352 TOPS) với tính toán tensor INT8. Đây là một bước nhảy vọt so với 661 TFLOPS của RTX 4090, đồng nghĩa với việc RTX 5090 sẽ vượt trội trong các ứng dụng AI và hỗ trợ các tính năng DLSS (Deep Learning Super Sampling) mới, mang đến trải nghiệm chơi game và ứng dụng mạnh mẽ hơn.

4. Đổi mới với DLSS 4 và Multi Frame Generation:

RTX 5090 trang bị công nghệ DLSS 4, mang đến khả năng tăng cường khung hình và nâng cấp độ phân giải mà không làm giảm FPS. Công nghệ Multi Frame Generation sử dụng AI để dự đoán các khung hình tương lai và tạo ra thêm ba khung hình từ một khung hình render. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất và tạo ra trải nghiệm chơi game mượt mà hơn, đặc biệt là với các trò chơi yêu cầu khung hình cao

5. Tính năng RTX Neural Materials:

  • RTX 5090 còn tích hợp công nghệ RTX Neural Materials, giúp giảm yêu cầu bộ nhớ cho kết cấu vật liệu trong game xuống 1/3 nhờ vào AI. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên mà còn mang đến những cải tiến đồ họa chi tiết và chân thực hơn trong các trò chơi.

Benchmark hiệu suất: RTX 5090 vs RTX 4090

Dưới đây là một số bài kiểm tra hiệu suất trên các độ phân giải khác nhau, giúp bạn so sánh rõ ràng hơn về khả năng của cả hai card đồ họa:

Độ phân giải RTX 5090 RTX 4090 Chênh lệch
1440p (Speed Way) 14,383 10,065 43%
4K (Steel Nomad) 14,144 9,216 65%
1440p (Port Royal) 36,673 26,103 40%
1440p (Time Spy) 48,732 36,328 34%
2160p (Time Spy Extreme) 25,485 19,466 31%

Như bạn có thể thấy, RTX 5090 có sự vượt trội rõ rệt ở tất cả các độ phân giải, đặc biệt là ở độ phân giải 4K, với chênh lệch hiệu suất lên đến hơn 30%. Điều này cho thấy RTX 5090 thực sự là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chiếc card đồ họa mạnh mẽ cho các trò chơi 4K hoặc ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao.

Giá cả và sự xứng đáng với mức đầu tư

Mức giá khởi điểm của RTX 5090 là 1999 USD, trong khi RTX 4090 hiện có giá từ 1599 USD. Sự chênh lệch 400 USD là không nhỏ, và việc quyết định nâng cấp từ RTX 4090 lên RTX 5090 phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu bạn là một game thủ yêu cầu hiệu suất cực cao ở độ phân giải 4K hoặc sử dụng các ứng dụng AI phức tạp, việc đầu tư vào RTX 5090 sẽ mang lại giá trị lâu dài. Tuy nhiên, nếu bạn đã sở hữu RTX 4090 và không có nhu cầu quá cao về hiệu suất, thì RTX 4090 vẫn là một lựa chọn vô cùng mạnh mẽ và hoàn toàn đủ sức phục vụ tốt cho các nhu cầu hiện tại.

Kết luận

RTX 5090 là một bước nhảy vọt so với RTX 4090 về hiệu suất, tính toán AI và các công nghệ mới như DLSS 4 và RTX Neural Materials. Tuy nhiên, mức giá cao của RTX 5090 có thể là yếu tố cản trở đối với một số người dùng. Nếu bạn là một game thủ yêu thích đồ họa 4K, xử lý AI hay làm việc với các ứng dụng nặng, thì việc nâng cấp lên RTX 5090 chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm mượt mà và mạnh mẽ hơn. Còn nếu bạn đã có RTX 4090 và chỉ chơi game ở độ phân giải dưới 4K, việc nâng cấp có thể chưa thực sự cần thiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.