I. Khái niệm
1. Giả lập là gì?
Giả lập (Emulator) là công cụ giúp trải nghiệm được nhiều phần mềm không tương thích với hệ điều hành đang dùng.
Ví dụ: Bạn muốn trải nghiệm một tựa game Android nhưng lại không có máy. Bạn sử dụng trình giả lập Android trên PC của mình rồi tải tựa game đó về chơi. Lúc này trình giả lập sẽ giúp bạn cài đặt, truy cập và trải nghiệm trò chơi mà không cần có một chiếc smartphone Android thực sự trong tay.
Giả lập là gì?
2. Đối tượng nào sử dụng?
- Những nhà phát triển ứng dụng muốn kiểm tra phần mềm trên một dòng máy khác nhưng lại không có nhu cầu sắm sửa quá nhiều thiết bị khác nhau
- Coder hướng đến việc phát triển phần mềm cho các nền tảng khác thì việc sử dụng giả lập là điều không thể thiếu trong quá trình làm việc.
- Những người yêu game, cho phép họ trải nghiệm được những tựa game viết riêng cho console hoặc điện thoại ngay trên PC.
Đối tượng nào sử dụng?
II. Các cấp độ của giả lập
1. Giả lập ở mức độ thường
Giả lập ở mức thông thường chú trọng việc tái tạo lại hành vi của một phần cứng khác. Để có thể giả lập một cách chi tiết nhất thì không chỉ thành phần mà cả tín hiệu cũng phải được tái tạo lại. Giả lập cấp thấp sẽ trở nên khó khăn hơn khi mục tiêu giả lập quá phức tạp. Để thực hiện giả lập PlayStation 3, người dùng cần phải huy động cả phần cứng của PlayStation 2.
2. Giả lập ở mức độ cao
Đối với giả lập ở mức độ cao tập trung vào việc tái tạo lại chức năng của phần cứng đó thay vì cố gắng tái tạo lại phần cứng. Đây là khái niệm được phát triển rộng rãi từ những năm 90 của thế kỷ trước giúp giảm thiểu những tình tiết phức tạp của hành động kiểm soát phần cứng để thực hiện giả lập.
III. Các lợi ích của giả lập
Các lợi ích của giả lập
- Tiết kiệm chi phí mua từng thiết bị để trải nghiệm.
- Sử dụng chức năng của hệ thống khác mà phần cứng đang dùng không đáp ứng được.
- Giao diện của hệ thống được giả lập với những tác vụ không khác biệt.
- Hỗ trợ cài đặt những phần mềm vốn không tương thích với hệ điều hành của bạn.
- Người dùng có thể tham gia phát triển các trình giả lập qua những mã nguồn mở để cùng hoàn thiện phần mềm.
- Có thể đem tới trải nghiệm đồ họa ưu việt hơn so với việc sử dụng phần cứng ban đầu.
IV. Ưu và nhược điểm của giả lập
1. Ưu điểm
Lợi ích mà giả lập mang đến cho người dùng, đặc biệt là các game thủ là vô cùng lớn. Giả lập game giúp cải thiện chất lượng, độ phân giải game, bổ sung các hiệu ứng, sử dụng nhiều bộ điều khiển khác nhau để chơi game.
Giả lập có khả năng tạo ra khả năng tương thích ngược, cho phép các phần cứng mới bắt chước các phần cứng cũ. Ví dụ như Xbox One cũng tương thích ngược với Xbox 360.
Phần mềm giả lập cũng được sử dụng và cực kỳ hữu ích cho các nhà phát triển đang làm việc trên các thiết bị Android. Ví dụ dễ thấy như phần mềm giả lập Android được tích hợp trong cả Android SDK của Google.
2. Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của giả lập chính là chất lượng đồ hoạ và độ phân giải. Giả lập có thể mô phỏng trên Xbox One về mặt kỹ thuật. Nhưng phần cứng Xbox 360 không đủ mạnh để mô phỏng đồ họa Xbox One mà vẫn có thể duy trì được hiệu suất tốt.
Xbox 360 vs Xbox One S
V. Top 5 phần mềm giả lập Android, iOS nổi bật
1. BlueStacks
BlueStacks được đánh giá là phần mềm giả lập Android nổi tiếng nhất. Chắc các bạn đã từng nghe qua Bluestacks vì đây là là phần mềm giả lập Android hoàn toàn miễn phí và an toàn dành cho các máy tính chạy hệ điều hành Windows hay MacOS.
Giả lập BlueStacks hỗ trợ trên các nền tảng điện thoại, giờ đã có thể chạy mượt mà trên PC, laptop cũng như thỏa mãn nhu cầu chơi game trên màn ảnh rộng. BlueStacks cho người dùng một trải nghiệm game mobile mượt mà thông qua bàn phím và nhấp chuột trên máy tính.
BlueStacks
2. Nox App Player
Nox (NoxPlayer) là trình giả lập Android hoàn hảo để chơi các trò chơi di động trên máy tính với nhiểu tính năng vượt trội và hiệu suất hoạt động cao mang lại cho bạn trải nghiệm ổn định, mượt mà hơn.
Nox App Player có giao diện và những tuỳ chỉnh giúp bạn dễ dàng điều khiển và thao tác khi mở phần mềm và kết nối với chuột. Nox có cả tính năng quay và ghi âm màn hình cho bạn tha hồ vừa chơi game, vừa quay được những pha combat đỉnh cao của bạn.
Xem thêm chi tiết: Cách sử dụng giả lập Nox App Player chơi game Android trên máy tính
Nox App Player
3. KoPlayer
KoPlayer được nhiều người tin tưởng sử dụng phần mềm giả lập Android trên PC gọn nhẹ nhất này. Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng và phù hợp với nhiều đối tượng người dùng, KoPlayer còn có thể kết nối được với nhiều thiết bị và hỗ trợ tải về và sử dụng nhiều ứng dụng, game Android hoàn toàn miễn phí.
KoPlayer truy cập nhanh chóng vào CH Play cho bạn tha hồ khám phá kho tàng game Android khổng lồ. KoPlayer khiến người dùng ấn tượng vì tốc độ và hiệu suất cực kỳ cao, trở thành một trong những phần mềm giả lập tương thích được với nhiều thiết bị nhất nhờ tích hợp công nghệ Kernel mới.
Xem thêm chi tiết: KoPlayer là gì? Phần mềm giả lập Android có nguy hiểm không?
Koplayer
4. iPadian
iPadian là phần mềm giả lập iOS tốt nhất và thích hợp nhất trên PC giúp bạn mô phỏng giao diện của các ứng dụng chạy trên các thiết bị iOS như iPhone và iPad. Điểm nổi bật nhất của iPadian đó là thanh sidebar giúp bạn truy cập vào hơn 300 ứng dụng nền web một cách nhanh chóng.
iPadian được thiết kế giúp biến máy tính của bạn thành một thiết bị có thể chạy được một lượng ứng dụng nhất định trên iOS. iPadian chỉ có chế độ toàn màn hình nhưng tốc độ truy cập khá nhanh, đơn giản chỉ cần một và nút bấm ở góc dưới bên phải màn hình.
5. GameLoop
GameLoop – Nền tảng giả lập Android tốt nhất trên thế giới. GameLoop là nền tảng giả lập siêu nhẹ, mang đến chất lượng tốt nhất cho người dùng trên PC. Bên cạnh đó phần mềm cung cấp hàng trăm tựa game hot nhất hoàn toàn miễn phí.
GameLoop có dung lượng cài đặt nhẹ và kho ứng dụng, game miễn phí đầy đủ giúp bạn có thể xem Live Stream game dễ dàng, tốc độ đường truyền ổn định. Bạn không cần lo lắng về máy tính cấu hình thấp, GameLoop có thể tương thích và mang lại trải nghiệm game mượt mà, thu hút.
GameLoop