4 cách reset máy tính Windows về trạng thái ban đầu đơn giản, hiệu quả

1. Khi nào cần reset máy tính?

Về cơ bản, bạn có thể reset máy tính bất cứ khi nào máy tính gặp vấn đề. Nhưng bạn không được quá lạm dụng, chỉ nên reset máy tính khi hiện tượng đơ chậm và giật lag xảy ra quá nhiều, ảnh hưởng tới công việc của bạn.

Hãy reset khi máy tính quá chậm và thường xuyên giật lag

Hãy reset khi máy tính quá chậm và thường xuyên giật lag

 

2. Những lưu ý trước khi reset máy tính

Vì một số lý do dưới đây mà bạn không nên quá lạm dụng reset máy tính Windows 10, chỉ nên dùng khi lỗi xảy ra quá nhiều lần:

– Reset Windows 10 sẽ xóa tất cả dữ liệu hiện có trên máy tính. Thiết bị của bạn sẽ trở lại nguyên bản như lúc mới mua.

– Tất cả ứng dụng sẵn có trên máy sẽ bị xóa sạch, bạn phải tự tay cài lại từng ứng dụng.

– Tài khoản Windows của bạn cũng sẽ bị xóa, bạn cần đăng nhập và thiết lập lại.

– Tuy nhiên, nếu không muốn mất hết dữ liệu, bạn có thể chọn xóa một phần hoặc xóa tất cả.

Bạn không nên quá lạm dụng việc reset khi máy tính Windows 10 xảy ra lỗi

Bạn không nên quá lạm dụng việc reset khi máy tính Windows 10 xảy ra lỗi

 

3. 4 cách reset máy tính Windows 10 đơn giản, hiệu quả

Sau khi xem xét kỹ những lưu ý reset máy tính Windows 10, bạn có đến 4 lựa chọn để thực hiện cài đặt lại máy như sau:

Chế độ phục hồi được cài đặt sẵn từ nhà sản xuất

Chế độ phục hồi được cài đặt sẵn từ nhà sản xuất được sử dụng để khôi phục trạng thái hệ thống như ban đầu khi máy tính xảy ra lỗi.

Recovery chỉ có thể thực hiện khi máy tính PC dùng Windows bản quyền.

Nếu bạn là một người không am hiểu nhiều về máy tính thì Recovery là phương án nhanh và dễ nhất để phục hồi lại Windows mà không cần công cụ hỗ trợ nào cả và không tốn phí.

Chế độ phục hồi của nhà sản xuất là phương án dễ nhất để reset máy tính

Chế độ phục hồi của nhà sản xuất là phương án dễ nhất để reset máy tính

 

Hướng dẫn phục hồi bằng cài đặt sẵn từ nhà sản xuất

Tùy thuộc vào nhà sản xuất mà tính năng Recovery Partition sẽ được ẩn hoặc hiện ra ở màn hình khởi động máy tính. Để truy cập chế độ phục hồi này, bạn sử dụng một số phím dưới đây lúc khởi động máy tính hiển thị tên nhà sản xuất.

Danh sách một số phím tắt truy cập vào chế độ Recovery ở một số hãng máy tính:

– Acer: Alt + F10.

– Asus: F9.

– Dell/Alienware: F8.

– HP: F11.

– Lenovo: F11.

– MSI: F3.

– Samsung: F4.

– Sony: F10.

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể Recovery cho dòng máy Acer:

 Bước 1: Nhấn và giữ phím F2 khi máy vừa khởi động và tên nhà sản xuất hiện lên để vào cài đặt.

Nhấn và giữ phím F2 khi máy vừa khởi động và tên nhà sản xuất hiện lên để vào cài đặt.

Nhấn và giữ phím F2 khi máy vừa khởi động và tên nhà sản xuất hiện lên để vào cài đặt.

 

 Bước 2: Sử dụng phím di chuyển Phải trên bàn phím để đi đến mục Main.

 Bước 2: Sử dụng phím di chuyển Phải trên bàn phím để đi đến mục Main.

Bước 2: Sử dụng phím di chuyển Phải trên bàn phím để đi đến mục Main.

 

 Bước 3: Đảm bảo rằng D2D Recovery là Enabled.

Bước 3: Đảm bảo rằng D2D Recovery là Enabled

Bước 3: Đảm bảo rằng D2D Recovery là Enabled

 

 Bước 4: Nhấn phím F10 để lưu và thoát > Chọn Yes.

Bước 4: Nhấn phím F10 để lưu và thoát > Chọn Yes

Bước 4: Nhấn phím F10 để lưu và thoát > Chọn Yes

 

– Bước 5: Click vào Completely Restore System to Factory Defaults.

Bước 5: Click vào Completely Restore System to Factory Defaults

Bước 5: Click vào Completely Restore System to Factory Defaults

 

 Bước 6: Chọn Next.

Bước 6: Chọn Next.

Bước 6: Chọn Next.

 

 Bước 7: Chọn Next.

Bước 7: Chọn Next.

Bước 7: Chọn Next.

 

– Bước 8: Chọn OK.

Chọn OK

Chọn OK

 

Sử dụng đĩa phục hồi từ nhà sản xuất (Recovery Disk)

Lưu ý:

– Bạn có thể reset Windows thông qua đĩa phục hồi do nhà sản xuất đính kèm khi mua máy tính có cài sẵn Windows bản quyền.

– Phương pháp này có thể sử dụng trên trên Win 7/ 8, 8.1/10 và hoàn toàn không tốn phí.

Hướng dẫn thực hiện phục hồi Windows bằng Recovery Disk:

– Bước 1: Vào BIOS hoặc UEFI để thay đổi trình tự khởi động sao cho hệ điều hành khởi động từ đĩa CD, DVD hoặc USB.

BIOS: Là Hệ thống Đầu vào/Đầu ra Cơ bản có nhiệm vụ giúp kiểm soát các tính năng cơ bản của máy tính.

UEFI: Là phiên bản hiện đại hơn của BIOS, được sử dụng cho Windows 8 trở về sau.

Để biết cách vào BIOS các dòng laptop hiện nay, bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn: Cách vào BIOS

– Bước 2: Đưa đĩa cài đặt Windows vào ổ DVD (hoặc kết nối nó với cổng USB).

 Bước 3Khởi động lại máy tính và xác nhận khởi động từ đĩa CD.

– Bước 4: Trong menu xuất hiện, chọn trong menu Troubleshooting / Computer recovery (Khắc phục sự cố / Khôi phục máy tính), làm theo hướng dẫn của trình hướng dẫn. Chương trình khôi phục sẽ tự động thực hiện phần còn lại.

– Bước 5: Chờ cho đến khi quá trình khôi phục hoàn tất và khởi động lại máy tính.

Bạn hãy chọn mục Troubleshoot trong 3 tùy chọn hiển thị trên màn hình laptop

Bạn hãy chọn mục Troubleshoot trong 3 tùy chọn hiển thị trên màn hình laptop

 

Sử dụng tính năng Refresh và Reset có sẵn trên máy

– Refresh máy tính: Windows sẽ lưu lại các tệp tin, thiết lập cài đặt cá nhân của bạn. Các ứng dụng tải từ Windows Store sẽ được giữ lại, các chương trình cài đặt trên Desktop sẽ bị xóa bỏ.

– Reset máy tính: Windows sẽ xóa tất cả mọi thứ trên hệ điều hành và khôi phục cài đặt gốc như khi bạn mới mua về.

Hướng dẫn sử dụng tính năng Refresh và Reset có sẵn trên máy:

Các phiên bản Windows sẽ có các bước tương tự nhau và cụ thể dưới đây là hướng dẫn cho Windows 10.

– Bước 1: Bạn vào Menu Start > Chọn Settings (Cài đặt) > Chọn Update & Security (Cập nhật và Bảo mật).

Bạn hãy tìm mục Cập nhật và Bảo mật trong phần Cài đặt của laptop

Bạn hãy tìm mục Cập nhật và Bảo mật trong phần Cài đặt của laptop

 

 Bước 2: Trong mục Recovery (Phục hồi) > Chọn Get started (Bắt đầu) tại mục Reset this PC (Đặt lại PC này).

Bạn hãy chọn nút Bắt đầu tại mục Đặt lại PC này trên màn hình

Bạn hãy chọn nút Bắt đầu tại mục Đặt lại PC này trên màn hình

 

– Bước 3: Chọn Keep my files (Nếu bạn chỉ muốn xóa apps và cài đặt, nhưng vẫn giữ lại file cá nhân), chọn Remove everything (Nếu bạn muốn xóa tất cả bao gồm file cá nhân).

Bạn có thể chọn 1 trong 2 tùy chọn Keep my files hoặc Remove everything

Bạn có thể chọn 1 trong 2 tùy chọn Keep my files hoặc Remove everything

 

Cài đặt lại Windows (Windows bản quyền)

Phương pháp này sẽ chắc chắn giúp chiếc máy của bạn hoàn toàn “sạch sẽ”. Tuy nhên, trước khi cài lại Windows bạn nên sao lưu tất cả dữ liệu của mình sang một ổ cứng khác.

Lưu ý: Cài lại Windows sẽ làm mất toàn bộ dữ liệu trên hệ điều hành.

Cài đặt lại Win

Cài đặt lại Win

 

XEM NGAY các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, các mã giảm giá, mã khuyến mãi HOT tại Thế Giới Di Động trong tháng 7:

4. Một số câu hỏi liên quan

Khi reset lại máy tính, ổ đĩa C có bị xóa không?

Trả lời: Như đã nêu trên, bạn có thể lựa chọn xóa một phần dữ liệu hoặc xóa hoàn toàn dữ liệu máy tính.

Thông thường, ổ đĩa C cũng sẽ bị xóa dữ liệu khi reset máy tính, chỉ còn những phần mềm hệ thống.

Chỉ những phần mềm hệ thống mới tồn tại ở ổ đĩa C sau khi reset máy

Chỉ những phần mềm hệ thống mới tồn tại ở ổ đĩa C sau khi reset máy

 

Thời gian reset máy tính Windows 10 có lâu không?

Trả lời: Thời gian reset máy tính Windows 10 lâu hay chậm phụ thuộc vào dòng máy bạn đang sử dụng. Thời gian reset nói chung giao động từ 15-45 phút.

Thời gian reset máy tính Windows 10 giao động từ 15-45 phút

Thời gian reset máy tính Windows 10 giao động từ 15-45 phút

 

Khi reset máy tính, các phần mềm không phải mặc định có bị mất không?

Trả lời: Khi reset máy, chỉ những phần mềm hệ thống còn tồn tại. Những phần mềm không phải mặc định như Microsoft Office cũng sẽ bị xóa.

Nếu bạn sử dụng Microsoft Office có bản quyền, việc cài đặt lại cũng cực kỳ dễ dàng, tải về và nhập key là hoàn thành.

Khi reset máy, những phần mềm như Microsoft Office cũng sẽ bị xóa

Khi reset máy, những phần mềm như Microsoft Office cũng sẽ bị xóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.