7 lưu ý cần làm trước khi đem máy tính, laptop đi sửa

#1. Đăng xuất toàn bộ tài khoản

Laptop là nơi lưu giữ nhiều thông tin cá nhân, tài liệu công việc. Để đảm bảo thông tin được an toàn, trước khi mang máy tính đi sửa bạn cần đăng xuất mọi tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook. Instagram,…) và Gmail trên thiết bị.

Việc đăng xuất tài khoản không chỉ giúp bạn bảo mật an toàn cho thông tin cá nhân mà còn không cần lo lắng có thể bị làm phiền khi các tài khoản mạng xã hội bị lộ.

Ngoài ra, nếu trường hợp máy tính không hư hỏng nặng liên quan tới ổ cứng, bạn có thể yêu cầu nhân viên kỹ thuật tháo ổ cứng để bảo toàn dữ liệu mà không ảnh hưởng tới quá trình sửa chữa.

#2. Backup, đồng bộ dữ liệu sang thiết bị khác

Khi sửa chữa, bảo hành một số trường hợp kỹ thuật có thể phải cài lại hệ điều hành cho máy. Thao tác cài Windows có thể xóa hết dữ liệu trong máy nên bạn cần sao lưu lại ổ cứng hay đồng bộ sang thiết bị khác để tránh các sự cố bất ngờ xảy ra.

Với những tập tin nhạy cảm và quan trọng như ảnh cá nhân, thông tin thẻ tín dụng, tài liệu công ty,… là những thông tin không thể làm lộ, bạn nên lưu vào USB hoặc sang thiết bị khác rồi xóa trong máy để tránh bị đánh cắp.

Các tài khoản lưu trữ đám mây như Dropbox, OneDrive, Google Drive là những công cụ giúp bạn lưu trữ thông tin tiện lợi và nhanh chóng. Với cách này bạn cũng có thể dễ dàng truy xuất dữ liệu được lưu ở bất cứ đâu miễn có kết nối internet.

#3. Xóa mật khẩu đăng nhập trên thiết bị

Để dễ dàng hơn trong quá trình sửa chữa với kỹ thuật viên, trước khi đem máy tính đi sửa bạn nên xóa mật khẩu đăng nhập. Thao tác này cũng giúp người dùng không bị lộ password. Nhất là khi nhiều người có thói quen dùng chung một mật khẩu cho tất cả thiết bị.

#4. Bật mật khẩu 2 lớp cho tài khoản Facebook, Gmail, Microsoft

Với những tài khoản lưu trữ các thông tin quan trọng như Facebook, Gmail hay Microsoft, người dùng nên bật mật khẩu 2 lớp để tránh rò rỉ thông tin. Khi kích hoạt tính năng này, tài khoản sẽ yêu cầu nhập mã đặc biệt hoặc xác nhận đăng nhập mỗi khi có người truy cập từ thiết bị khác.

Trước tình trạng nhiều người dùng lộ hình ảnh, dữ liệu, đoạn chat hay thậm chí cả video nhạy cảm là bài học cho tất cả chúng ta trong việc bảo mật dữ liệu.

#5. Ký tên linh kiện

Trong trường hợp máy hư hỏng nặng cần để máy lại trung tâm sửa chữa trong vài ngày thì bạn cần ký tên, làm dấu lên các linh kiện để tránh trường hợp nhầm lẫn, thậm chí là tráo đổi, mất linh kiện.

Thông thường các trung tâm sửa chữa uy tín sẽ yêu cầu bạn làm giấy ký gửi, sau đó là ký tên vào các linh kiện như ổ cứng, RAM, bàn phím, màn hình và một số bộ phận khác.

#6. Chụp ảnh thiết bị trước khi sửa chữa

Dù trường hợp này xảy ra không nhiều, nhưng vẫn có một số khách hàng phản ánh nhân viên kỹ thuật chẩn đoán sai bệnh, thay thế linh kiện dù không cần thiết. Một số trường hợp ít gặp khác có thể nhầm lẫn các thiết bị máy tính với nhau. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chụp ảnh thiết bị ở mọi góc độ trước khi đem máy đi sửa chữa.

Thông báo rõ tình trạng máy cũng như mô tả các bộ phận đang có vấn đề để kỹ thuật nắm rõ và không sửa chữa, thay thế các bộ phận không cần thiết.

#7. Lựa chọn địa chỉ sửa chữa uy tín

Bệnh có khó khăn tới đâu thì tìm được một “bác sĩ” tốt cũng sẽ giúp bạn an tâm hơn rất nhiều khi giao thiết bị của mình đi sửa chữa. Nên tham khảo những trung tâm uy tín, được đánh giá cao trên mạng hoặc nhờ người quen giới thiệu tới cơ sở chất lượng cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.